Gạt mưa ô tô là bộ phận nhỏ nhưng là trang bị bắt buộc trên xe. Có nhiệm vụ loại bỏ bụi bẩn, nước trên bề mặt kính lái, giúp tầm nhìn của lái xe tốt hơn, nhất là trong trường hợp trời mưa hoặc trong môi trường nhiều bụi, ô nhiễm.
Tuy nhiên, không phải người dùng ô tô nào cũng biết cách sử dụng gạt mưa sao cho hiệu quả nhất từ cách tháo, lắp và xử lý những trục trặc phát sinh.
Người dùng có nhiều thắc mắc làm sao để sử dụng một cách hiệu quả nhất. Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.
Cách mở gạt mưa của ô tô
Vị trí của cần gạt mưa ở phía bên trái (hoặc bên phải tùy từng dòng và loại xe) so với vô lăng, đối diện với núm điều chỉnh đèn xi nhan. Để sử dụng được gạt mưa bạn chỉ cần gạt lên xuống theo từng mức.
Tuy nhiên, với cần gạt phía kính hậu không phải ai cũng biết, nhất là với những lái xe mới. Bạn có thế thực hiện vẫn với cần gạt đó, hãy xoay tròn phần đầu cần và quan sát qua gương chiếu hậu để thấy hoạt động của cần gạt mưa phía sau.
Một số lỗi thường gặp với cần gạt mưa ô tô
Trong quá trình sử dụng cần gạt mưa có thể bị gặp lỗi hoặc hư hỏng bởi môi trường hoặc cũng chính từ sự bất cẩn của người dùng trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một số lỗi phổ biến nhất:
-
Gạt không sạch nước trên bề mặt kính
-
Gạt mưa phát ra tiếng động lạ
-
Lỗi tại hệ thống xịt nước trên cần gạt: nước xịt ra không đủ hoặc không xịt được nước rửa kính
-
Nước chỉ được gạt sạch theo 1 hướng.
Dấu hiệu hỏng hóc của cần gạt mưa
Cần gạt mưa dễ bị hao mòn bởi các yếu tố môi trường
Gạt mưa ‘quá tuổi’ sẽ không còn khả năng nhận lực và truyền lực nhanh nhạy. Lò xo trên cần gạt mưa bị yếu và không thể tạo ra áp lực đủ lớn để lưỡi áp sát vào bề mặt kính chắn gió như trước.
Lớp cao su tiếp xúc giữa cần và mặt kính bị ăn mòn, xuất hiện gỉ ở các vị trí chốt, ốc trên khung cần. Lưỡi gạt bị cong, vênh, rung và phát ra tiếng cót két khó chịu.
Kiểm tra và sửa chữa cần gạt mưa
Chủ xe cần kiểm tra và thay thế định kỳ trang bị cần gạt mưa từ 12-18 tháng. Tuy nhiên, đối với người sử dụng xe thường xuyên và trong khí hậu nhiệt đới nắng nóng – mưa nhiều đặc trưng của Việt Nam thì thời gian định kỳ 6 tháng là hợp lí nhất.
Những điều cần quan tâm khi chọn mua gạt mưa
Để chủ động nắm bắt thông tin trước khi nghe tư vấn từ người bán, bạn hãy lưu ý đến các yếu tố sau đây:
Chất liệu của gạt mưa
Cần và lưỡi gạt phải là loại chất liệu bền, chịu được tần suất hoạt động thường xuyên bất kể dưới thời tiết nắng mưa hay bụi bẩn. Phần lưỡi gạt phải được sử dụng vật liệu cao su mềm, có độ bám dính tốt và tính đàn hồi cao nhằm không làm xước kính xe và làm sạch mặt kính với hiệu quả tốt nhất.
Bạn nên chọn gạt mưa silicone hơn là gạt mưa cao su. Bởi vì nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, ánh nắng gắt sẽ làm hư hỏng lưỡi gạt cao su nhanh hơn.
Hình dạng lưỡi gạt phù hợp với kính chắn gió
Có rất nhiều loại cần gạt mưa ô tô trên thị trường hiện nay
Kính chắn gió trên ô tô bao gồm 2 kiểu thiết kế là mặt phẳng và mặt cong. Do đó, việc lựa chọn gạt mưa cần xem xét các hệ số kỹ thuật mà nhà sản xuất cung cấp trên bao bì và cân nhắc độ tương thích với các thông số của kính chắn gió ô tô.
Lưu ý, kích thước lưỡi gạt mưa cũng rất quan trọng để đảm bảo có thể gạt hết nước mưa trên toàn bộ bề mặt kính lái xe hơi. Kiểm tra trên gạt mưa cũ để xác định chính xác nhất độ dài cần có của lưỡi gạt mới.
Thương hiệu
Uy tín của thương hiệu sản xuất gạt mưa ô tô, sẽ ảnh hưởng tới tiêu chí đánh giá về chất lượng của phụ kiện này. Hãy ưu tiên chọn mua sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chỉ mua tại những cửa hàng đáng tin cậy để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
Gạt mưa AERO của UB Auto được nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc, có đầy đủ chứng nhận giúp người dùng yên tâm khi chọn lựa.
Chăm sóc, bảo quản gạt mưa trong quá trình sử dụng
Sau khi đã có được chiếc cần gạt ưng ý, bạn đừng quên sử dụng và chăm sóc trang bị này đúng cách để duy trì tuổi thọ.
Thường xuyên lau chùi kính chắn gió và cần gạt mưa
Lau sạch bụi bẩn bám trên mặt kính chắn gió và lưỡi cần gạt bằng giấy hoặc vải mềm. Không sử dụng các chất tẩy rửa có gốc dầu như xăng để lau lưỡi gạt mưa. Đồng thời, bạn cũng nên sử dụng nước rửa kính có thương hiệu uy tín và thường xuyên bổ sung dung dịch rửa kính xe nếu thiếu.
Lưu ý kiểm tra những vết rạn và rãnh sâu xuất hiện trên kính chắn gió do đất đá văng vào trong thời gian sử dụng, bởi đây cũng là nguyên nhân khiến cần gạt nhanh bị hỏng. Lúc này, tài xế nên mang xe đến các điểm sửa chữa, bảo dưỡng chuyên nghiệp để xử lý.
Không đỗ đậu xe ngoài trời nắng quá lâu. Nhiệt độ nóng sẽ làm lưỡi gạt cao su nhanh chóng lão hóa, hóa cứng lại. Bên cạnh đó, bạn cũng nên phủ bạt che xe khi không sử dụng đến trong thời gian dài.
Cách chọn mua cần gạt mưa ô tô chuẩn
Cần gạt ô tô chuẩn sẽ có chất lượng bền bỉ và khả năng hoạt động ổn định
Trên thị trường hiện nay có đa dạng các chủng loại, mẫu mã cũng như xuất xứ của cần gạt mưa nhằm phục vụ nhu cầu của người dùng và tương thích với nhiều loại ô tô. Điều này khiến không ít chủ xe lúng túng khi tìm kiếm và mua sắm công cụ này.
Vì vậy bạn cần chú ý, đầu tiên cần xác định 3 bộ phận cơ bản của gạt mưa, bao gồm: cần gạt bằng kim loại nối từ kính chắn gió, lưỡi gạt kim loại gắn liền với cần gạt và lưỡi gạt cao su. Dựa vào cần gạt cũ, bạn hãy tìm mua loại gạt mưa có đúng kích thước với loại đang dùng.
Bạn có thể dùng thước đo độ dài của lưỡi gạt và nghe tư vấn về thông số của cần gạt mưa từ người bán hàng, Kiểm tra đầy đủ các linh kiện đi kèm trên mỗi bộ gạt nước để đảm bảo chúng tương thích với xe.
Gạt mưa UB Auto được người dùng đánh giá cao cả về khả năng gạt sạch nước loại bỏ bụi bẩn trên mặt kính và độ bền của sản phẩm. Ngoài ra, Gạt mưa AERO của UB Auto được nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc và phù hợp với hầu hết các loại xe hiện có trên thị trường, giúp người dùng dễ chọn lựa và đảm bảo chất lượng khi sử dụng.